Xử lý nước thải chăn nuôi

Xử lý nước thải chăn nuôi

___

Tại sao chúng ta lại cần công nghệ này?

 

 

Chất thải gia súc gây ô nhiễm môi trường?

 

- Lượng phân gia súc tạo ra chỉ bằng 1% lượng nước thải phát sinh, nhưng ảnh hưởng đến ô nhiễm nguồn nước (tải lượng ô nhiễm) là 37% (gấp 90 lần nước thải sinh hoạt, 37% tính theo BOD, 54% tính theo TP).

Ngành Chăn nuôi tại Việt Nam hiện nay có xu hướng chuyển dịch từ quy mô cá thể sang chăn nuôi tập trung và thâm canh với quy mô lớn. Cùng với xu hướng đó, ô nhiễm môi trường chăn nuôi tại các vùng nông thôn ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo một số chuyên gia nông nghiệp cho rằng, nguyên nhân chính gây ô nhiễm là do chăn nuôi nhỏ lẻ, không kiểm soát được xả thải ra môi trường. Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát ở Việt Nam, chăn nuôi quy mô trang trại và thâm canh, mặc dù có áp dụng biện pháp xử lý môi trường, nhưng vẫn gây ô nhiễm nghiêm trọng do các nguyên nhân về công tác quản lý môi trường và áp dụng công nghệ chưa phù hợp.

 

Nguyên nhân chính được xác định gây ô nhiễm môi trường trong ngành chăn nuôi là do các trang trại sử dụng nhiều nước. Kết quả khảo sát cho thấy, các trang trại chăn nuôi sử dụng ít nước đều có thể dễ dàng thu gom chất thải rắn để bán làm phân bón hữu cơ. Chất thải rắn từ các trang trại nuôi bò, dê, cừu và gà hầu như được hu gom tiêu thụ hết cho mục đích trồng rau, hoa, cây cảnh. Do vậy, có thể nói trong chăn nuôi sử dụng ít nước, chất thải rắn từ chăn nuôi luôn có thể thu gom để bán nên không còn nhiều để thải ra môi trường. Chỉ có chăn nuôi lợn thịt quy mô công nghiệp sử dụng nhiều nước (theo các quy trình chăn nuôi thâm canh quy mô lớn) mới là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường do chất thải lỏng từ các trang trại này không thể thu gom nên chỉ còn cách xả trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua các hầm khí sinh học Biogas) xuống nguồn nước.

 

Mặt khác, công tác quản lý môi trường chưa đáp ứng được với nhu cầu của thực tế sản xuất. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi theo QCVN 40:2011/BTNMT trước kia và QCVN 62-MT:2016/BTNMT hiện nay đều quá cao so với khả năng thực tế ứng dụng công nghệ xử lý môi trường hiện tại, dẫn đến hầu hết các trang trại đều không thể đáp ứng yêu cầu đặt ra do chưa có công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi hiệu quả để theo kịp các quy định về xả thải môi trường.

 

 

 

 Nguồn gây ôi nhiễm, nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm ở gia súc.

 

- Việc tái chế tài nguyên bừa bãi, hiện đang được sử dụng như một phương pháp xử lý phân gia súc, là nguyên nhân chính gây ra các nguồn ô nhiễm . (Các biện pháp toàn diện để thúc đẩy quản lý phân gia súc, Bộ Môi trường 2012.05)

 

- Gần đây, ô nhiễm nguồn nước thứ cấp do phân gia súc đã được chỉ ra là nguyên nhân gây ra các bệnh truyền nhiễm do vi rút như lở mồm long móng và dịch tả lợn.

 

 ___

Lo lắng của khách hàng

 

 

Công nghệ xử lý nào phù hợp với tình hình địa phương bạn đang sống?

 

-        Trước tiên cần xác định phương pháp và công suất xử lý cho từng khu vực và điều kiện khác nhau , trước hết bằng cách xem xét tính khả thi về kinh tế và đặc điểm môi trường.

 

 

 

Lập ngân sách và quy trình là gì?

 

- Quy trình kinh doanh: Phương án cơ bản để xử lý phân gia súc → Điều tra thực tế→ Đề nghị hỗ trợ của Nhà nước → Thiết kế cơ bản và chi tiết → Tư vấn tài chính → Phê duyệt lắp đặt → Hợp đồng / xây dựng → Vận hành thử → Hoàn thiện → Vận hành bình thường

* Nguồn: Hướng dẫn lắp đặt, vận hành và quản lý các công trình xử lý chất thải chăn nuôi công cộng Hàn Quốc (Bộ Môi trường, 2016.09)

- Tính toán chi phí tiêu chuẩn của dự án: Tỷ lệ hỗ trợ của Nhà nước 80%: Chi phí địa phương 20%

* Nguồn: Bộ Môi trường, hướng dẫn hình thành và quản lý thực thi ngân sách Hàn Quốc (2018.03)

 

[Trường hợp 1] Xử lý làm sạch (thải riêng ra sông) - 100 / ngày,  tiêu chuẩn cơ sở 195 triệu won / (tổng chi phí dự án: khoảng 19,5 tỷ won)

 

[Trường hợp 2] Xử lý lọc (kết nối với nhà máy xử lý nước thải) - 100m3 / ngày, dựa trên cơ sở 1,66 triệu won / m3 (tổng chi phí dự án: khoảng 16,6 tỷ won).

 

 

Giải pháp của BKT cho nước thải chăn nuôi.

 

BKT đã có hơn 20 năm kinh nghiệm xử lý nước thải chăn nuôi tập trung tại thị trường Hàn Quốc. Qua hàng nghìn công trình chúng tôi đã đúc rút ra những bài học kinh nghiệm và kết hợp các công nghệ để mang lại hiệu quả xử lý đồng thời tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư.

Chất thải chăn nuôi sau khi đi qua máy ép nước sẽ được cho vào bể phân hủy kị khí. Tại đây các thành phần hữu cơ trong chất thải sẽ được phân hủy tạo ra khí Metan , nước và chất thải lỏng. Chất thải lỏng có thể mang đi phục vụ nông nghiệp, bón cây, trồng hoa…Phần nước thải sẽ được tiếp tục xử lý bằng công nghệ BCS .

 

Để chất lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn, BKT tiếp tục xử lý bằng phương pháp tuyển nổi. Đây là phương pháp hiệu quả và an toàn để loại bỏ Nito  và Phốt pho cũng như các dưỡng chất gây ô nhiễm.

 

 

 ____

 

Yếu tố thành công

 

Áp dụng cho 60 địa điểm trên toàn quốc,

 

Công nghệ đã được chứng minh trong lĩnh vực xử lý phân gia súc

 


 __

Công trình thực tế

 

Cơ sở xử lý công cộng phân gia súc Gimhae (mở rộng / cải thiện các cơ sở cũ)

 

- Công suất cơ sở: Công suất  330 / ngày (công suất cũ 130 / ngày), biogas 200 / ngày

- Cải thiện hiệu suất: Tăng cường chất lượng nước đảm bảo (bổ sung / cải tiến quy trình xử lý tiên tiến), cải tiến phương pháp thi công trên công trường nhỏ (công trình xử lý chính)

 - Cải tiến quy trình: Cơ sở cũ xử lý hiện có → Cải tiến bằng năng lượng + xử lý hoàn toàn.

 

Cơ sở xử lý phân gia súc công cộng ở Thành phố Boryeong (mở rộng / cải thiện các cơ sở cũ)

 

- Công suất cơ sở: 230 / ngày (công suất cũ80 / ngày), làm phân compost 10 tấn / ngày

- Cải tiến quy trình: xử lý thanh lọc + tái chế (ủ phân)

 - Đồng thời các dự án mở rộng và cải thiện bằng cách tối đa hóa các cơ sở hiện có.

 

 

 

 

 

 

logoedit

CÔNG TY TNHH BKT VIỆT NAM
Địa chỉ: Tầng 26 tháp B, tòa nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 1,quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 0247-300-6610/20/30
icon sq1 VN icon sq1 KOR icon sq3